QUY TRÌNH MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC VÀ SAU ĐẠI HỌC
I. QUY TRÌNH CÔNG TÁC
1. Cơ sở thực hiện
Mục đích, phạm vi áp dụng
- Mục đích: Đào tạo nguồn nhân lực cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung, thực hiện theo lộ trình quy hoạch phát triển của Trường.
- Phạm vi áp dụng: Các đơn vị đào tạo trình độ đại học, sau đại học.
Văn bản quy định
- Thông tư số 08/2011/TT-BGDĐT ngày 17 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình mở ngành đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ cao đẳng;
- Căn cứ Thông tư 38/2010/TT-BGDĐT, ngày 22/12/2010 Quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình cho phép đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định cho phép đào tạo các ngành hoặc chuyên ngành trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.
- Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định Về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.
- Danh mục đào tạo cấp IV các trình độ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Quy hoạch, chiến lược phát triển của Trường Đại học Cần Thơ.
Giải thích từ ngữ, từ viết tắt
- CTĐT: chương trình đào tạo.
- ĐVĐT: Đơn vị đào tạo
- GD-ĐT: Giáo dục và Đào tạo
- HĐ KH&ĐT : Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường Đại học Cần Thơ
- P.ĐT: Phòng Đào tạo
- K.SĐH: Khoa Sau đại học
2. Nội dung quy trình
Bước 1 Thẩm định nội bộ điều kiện mở ngành
- ĐVĐT soạn tờ trình về các điều kiện và thông tin đăng ký mở ngành mới.
- Xin ý kiến Thường trực HĐKH và ĐT Trường cho phép xúc tiến viết đề án mở ngành.
Bước 2 Viết đề án mở ngành/xây dựng CTĐT
- Bước 2.1: ĐVĐT phối hợp với TT. Đảm bảo chất lượng và khảo thí tiến hành khảo sát, xác định nhu cầu nhân lực theo trình độ và ngành/chuyên ngành đào tạo; khảo sát nhu cầu của người sử dụng lao động đối với người tốt nghiệp ngành/chuyên ngành đào tạo kết hợp với yêu cầu về khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực người học đạt được sau khi tốt nghiệp. Nếu qua khảo sát thấy có nhu cầu, ĐVĐT trình Hiệu trưởng thành lập Tổ soạn thảo CTĐT để xây dựng CTĐT và đề án mở ngành mới (Quy trình xây dựng CTĐT theo TT 07/2015/TT-BGDĐT; mẫu đề án quy định tại TT 38/2010/TT-BGDĐT đối với mở ngành sau đại học và TT 08/2011/TT-BGDĐT đối với mở ngành đại học).
- Bước 2.2: Tổ soạn thảo xây dựng mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo (theo mẫu chung của Trường).
- Bước 2.3: Tổ soạn thảo xác định cấu trúc, khối lượng kiến thức cần thiết của chương trình đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo đảm bảo mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra.
- Bước 2.4: Tổ soạn thảo đối chiếu, so sánh với chương trình đào tạo cùng trình độ, cùng ngành/ chuyên ngành của các cơ sở đào tạo khác ở trong nước và nước ngoài để hoàn thiện chương trình đào tạo.
- Bước 2.5: Tổ soạn thảo và giảng viên thiết kế đề cương chi tiết các học phần theo chương trình đào tạo đã xác định.
- Bước 2.6: ĐVĐT và Tổ soạn thảo tổ chức hội thảo lấy ý kiến của giảng viên, cán bộ quản lý trong và ngoài cơ sở đào tạo, các nhà khoa học, đại diện đơn vị sử dụng lao động liên quan và người đã tốt nghiệp (nếu có) về chương trình đào tạo.
- Bước 2.7: Tổ soạn thảo hoàn thiện dự thảo chương trình đào tạo trên cơ sở tiếp thu ý kiến phản hồi của các bên liên quan.
Bước 3 Thông qua CTĐT đã hiệu chỉnh sau hội thảo và danh sách Hội đồng thẩm định CTĐT
- ĐVĐT trình Hội đồng khoa học và đào tạo Trường thông qua CTĐT đã được hiệu chỉnh sau khi hội thảo lấy ý kiến và danh sách các thành viên Hội đồng thẩm định CTĐT.
Bước 4 Thẩm định
* Thẩm định Năng lực đào tạo của Sở Giáo dục và Đào tạo
- ĐVĐT chuẩn bị 04 bộ hồ sơ (gửi Sở GD và ĐT 3 bộ, P.ĐT/K.SĐH lưu 01 bộ) về năng lực đào tạo.
- P.ĐT /K.SĐH soạn và trình BGH ký công văn đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo thành lập đoàn kiểm tra năng lực đào tạo mở ngành.
- ĐVĐT chuẩn bị các hồ sơ cần thiết để làm việc với Sở GD&ĐT đến thẩm định (bảng lương các giảng viên trong danh sách mở ngành,…).
- Sau khi nhận được công văn phản hồi của Sở GD&ĐT, ĐVĐT chỉnh sửa theo góp ý của Sở GD & ĐT, in và gửi lại Sở GD 01 bộ (biên bản các biểu mẫu, lý lịch và bằng cấp).
* Thẩm định CTĐT
- P.ĐT /K.SĐH trình Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định CTĐT.
- Tổ soạn thảo chuẩn bị 05 quyển dự thảo Đề án CTĐT, Mẫu phản biện CTĐT, Phiếu đánh giá CTĐT gửi cho các thành viên trong Hội đồng thẩm định.
- Tiến hành họp Hội đồng, thư ký sẽ ghi biên bản và chi tiết các ý kiến đóng góp của các thành viên trong Hội đồng, thu lại Bản nhận xét của phản biện, phiếu đánh giá của các thành viên (lưu ý thực hiện theo hướng dẫn tại CV 3281/BGDĐT-GDĐH ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ GD-ĐT).
- Tổ soạn thảo chỉnh sửa đề án theo góp ý của Hội đồng (nếu có chỉnh sửa thì phải có Tờ trình đã chỉnh sửa đề án theo góp ý của Hội đồng, có chữ ký xác nhận của Chủ tịch hội đồng và thư ký).
- Thư ký gửi hồ sơ thẩm định cho ĐVĐT gồm: đề án đã chỉnh sửa, biên bản họp Hội đồng, 02 bản nhận xét của 02 phản biện, 5 phiếu đánh giá CTĐT của các thành viên, Tờ trình giải trình đã chỉnh sửa.
* Quyết định ban hành CTĐT
- P.ĐT /K.SĐH trình Quyết định Ban hành CTĐT.
Bước 5 Hoàn chỉnh đề án gửi Bộ GD-ĐT
- Tổ soạn thảo hoàn thành Đề án (Tờ trình, CTĐT, Năng lực đào tạo, các minh chứng):
- Đối với trình độ đại học: ĐVĐT nộp 05 quyển đề án, gửi: 02 quyển về Bộ GD và ĐT; 01 quyển cho Sở GD và ĐT; 01 quyển lưu Phòng Đào tạo, 01 quyển lưu ĐVĐT.
- Đối với trình độ Thạc sĩ: ĐVĐT nộp 06 quyển đề án (03 quyển gửi Bộ, 01 quyển gửi chuyên viên Bộ, 01 quyển gửi Sở GD&ĐT và 01 quyển lưu tại K.SĐH).
- Đối với trình độ Tiến sĩ: ĐVĐT nộp 07 quyển đề án (04 quyển gửi Bộ, 01 quyển gửi chuyên viên Bộ, 01 quyển gửi Sở GD&ĐT và 01 quyển lưu tại K.SĐH)
- P.ĐT /K.SĐH thực hiện việc gửi đề án đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bước 6 Chờ Quyết định cho phép mở ngành của Bộ GD-ĐT
- Hiệu chỉnh, bổ sung, phản hồi theo ý kiến từ Bộ (nếu có)
3. Biểu mẫu
Biểu mẫu thực hiện theo: Thông tư số 08/2011/TT-BGDĐT ngày 17 tháng 02 năm 2011 trình độ đại học và Thông tư 38/2010/TT-BGDĐT, ngày 22/12/2010 (trình độ sau đại học) của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (trên Website Bộ).
II. LƯU ĐỒ:
MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC, SAU ĐẠI HỌC
Quy trình Mở ngành đào tạo trình độ đại học, sau đại học |
|||||
Bước |
Lưu đồ |
Nội dung công việc |
Người thực hiện |
Thời gian thực hiện |
Ghi chú |
1 |
Thẩm định điều kiện mở ngành |
- Trình bài điều kiện mở ngành - Xin ý kiến HĐ KH&ĐT |
- ĐVĐT - P.ĐT/K.SĐH -TT. HĐ KH&ĐT |
1 tháng |
|
2 |
Xây dựng đề án mở ngành/XDCTĐT |
- Khảo sát nhu cầu - Viết đề án - Thực hiện quy trình xây dựng (TT08; TT38; 7 bước theo TT07) |
- TTĐBCL - ĐVĐT |
2 tháng |
|
3 |
Thông qua nội dung điều chỉnh CTĐT và danh sách Hội đồng thẩm định |
- Xin ý kiến thông qua phiên họp thường trực HĐ KH&ĐT |
- ĐVĐT - TT. HĐ KH&ĐT |
1 tháng |
|
4 |
Thẩm định - Năng lực đào tạo - Chương trình đào tạo |
- Thẩm định năng lực - Thẩm định CTĐT |
- Tổ soạn thảo - Sở GD và ĐT - HĐ thẩm định |
1,5 tháng |
|
5 |
Hoàn chỉnh đề án gửi Bộ GD-ĐT |
- Tờ trình gửi Bộ - Đóng quyển |
- Tổ soạn thảo - P.ĐT/K.SĐH |
1 tháng |
|
6 |
Phê duyệt của Bộ GD-ĐT |
Hiệu chỉnh, bổ sung, phản hồi theo ý kiến từ Bộ (nếu có) |
Tổ soạn thảo |
... |
|
7 |
Kết thúc
|
|
|
|
|
-
HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT TRIỄN BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 2024
Khoa học kỹ thuật và công nghệ có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng như của cả nước....
- LỄ TRAO HỌC BỔNG QUỸ KHUYẾN HỌC TRƯỜNG BÁCH KHOA
- Cuộc thi Thiết kế Cầu Thép Châu Á (Asia Bricom 2024)
- INSEE PRIZE 2024 - Đồng hành cùng sinh viên kiến tạo và hiện thực hóa dự án ước mơ
- SEMINAR ĐỊNH HƯỚNG NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC THIẾT KẾ VI MẠCH
- THÔNG TIN THI TUYỂN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ Ý TƯỞNG KIẾN TRÚC HẠNG MỤC CỔNG, TƯỜNG RÀO KHU 2, ĐHCT
- Thông báo kế hoạch bảo vệ luận văn Thạc sỹ năm 2023
- THÔNG BÁO CHIÊU SINH ĐÀO TẠO NGHỀ PLC VÀ HMI (ĐỢT T6/2022)
- Lịch bảo vệ luận văn thạc sĩ của học viên ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy, khóa 2018-2020, hình thức trực tiếp
- Lịch bảo vệ luận văn thạc sĩ của học viên ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy, khóa 2018-2020, 2019-2021 theo hình thức trực tuyến
- Thực hiện công tác lấy ý kiến trực tuyến phản hồi từ học viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên Học kỳ I, năm học 2021-2022
- Thông báo tuyển sinh đại học hệ vừa làm vừa học năm 2021
- Quy định xét miễn và công nhận điểm học phần trong chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chính quy 2021
- Lịch bảo vệ luận văn thạc sĩ của học viên ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy, khóa 2018-2020, 2019-2021 theo hình thức trực tuyến
- Lịch bảo vệ Đề cương luận văn thạc sĩ của học viên ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy, khóa 2019-2020, 2020-2021 theo hình thức trực tuyến
- Thông báo lấy ý kiến phản hồi trực tuyến từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên HK1/2020-2021