Vinaora Nivo Slider 3.x

PHÒNG THÍ NGHIỆM CÔNG NGHỆ HÓA HỮU CƠ

Nhiệm vụ

Phòng thí nghiệm được thiết lập nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu và thực hành trong chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học và Kỹ thuật vật liệu.

Trưởng phòng: 

Nguyễn Thị Bích Thuyền

Email: 

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Văn phòng làm việc

Phòng 3 – tầng 4 tòa nhà Khoa Công nghệ

Văn phòng sinh viên

Phòng 3 – tầng 4 tòa nhà Khoa Công nghệ

Phòng thí nghiệm

Phòng 3 – tầng 4 tòa nhà Khoa Công nghệ

Trang thiết bị chính 

STT

Tên thiết bị

Tính năng

 

Bể điều nhiệt (Linberblue/Blue WB1110C-1)

Kiểm soát nhiệt độ phản ứng

 

Bể điều nhiệt Huber (20-300 oC)

Kiểm soát nhiệt độ phản ứng

 

Bể điều nhiệt lạnh Huber K6mc

Kiểm soát nhiệt độ phản ứng

 

Bể rửa siêu âm (HWASHIN SONIC4)

Thực hiện phản ứng trong điều kiện siêu âm, rửa dụng cụ

 

Bộ chiết Soxhlet 

Trích ly

 

Bộ điều nhiệt (Cole Parmer)

Kiểm soát nhiệt độ phản ứng

 

Cân xác định độ ẩm MX-50 A&D

Xác định độ ẩm

 

Cân xác định độ ẩm Sartorius

Xác định độ ẩm

 

Khúc xạ kế Kruss HR-901

Xác định chỉ số khúc xạ

 

Máy cất nước 1 lần

Cất nước

 

Máy đo điểm nóng chảy Buchi

Xác định điểm nóng chảy

 

Máy đo pH để bàn ORION 3 Star

Xác định pH

 

Máy đo pH để bàn S220K Toledo

Xác định pH

 

Máy khuấy dung dịch IKA

Khuấy trộn

 

Máy khuấy dung dịch Velp

Khuấy trộn

 

Máy khuấy từ có gia nhiệt Schott

Khuấy trộn

 

Máy khuấy từ MR3000, Heidolph Đức

Khuấy mẫu 

 

Máy Quang phổ UV-VIS Thermo 

Thực hiện phân tích bằng quang phổ

 

Nồi hấp tiệt trùng Autoclave KIRSCH

Hấp tiệt trùng

 

Thiết bị gia nhiệt Swift

Kiểm soát nhiệt độ phản ứng

 

Thiết bị ly tâm

Ly tâm tách pha

 

Thiết bị phân tích cỡ hạt

Xác định cỡ hạt

 

Thiết bị trộn xoáy-Vortex 3 IKA

Khuấy trộn

 

Tủ ấm lắc JSSI-100C.JSR;115 lít

Kiểm soát nhiệt độ quá trình lắc

 

Tủ sấy Memmert

Sấy mẫu

 

Tủ sấy Oakton

Sấy mẫu

NỘI QUY PHÒNG THÍ NGHIỆM

  1. Sinh viên làm việc trong phòng thí nghiệm (PTN) phải nộp đơn vào phòng thí nghiệm; được sự đồng ý của cán bộ quản lý phòng (xem phụ lục) và giám sát của cán bộ hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện LVTN hoặc NCKH.
  2. Sinh viên chỉ được làm việc trong PTN sau khi đã đạt bài kiểm tra về An toàn và Nội qui PTN. Sinh viên làm bài kiểm tra online theo đường link đính kèm mục 25.
  3. Sinh viên làm đơn vào PTN vào đầu mỗi học kỳ. Đơn vào PTN chỉ có giá trị trong một học kỳ. Sinh viên có nhu cầu làm nhiều hơn 1 học kỳ phải làm đơn xin vào PTN lại vào đầu mỗi học kỳ.
  4. Thời gian làm việc tại PTN: từ 7g – 17g từ thứ 2 đến thứ 7 trong tuần. Cán bộ quản lý phòng có trách nhiệm mở cửa PTN cho sinh viên. Sinh viên có nhu cầu làm việc ngoài giờ phải có sự đồng ý của Cán bộ phụ trách phòng. Cán bộ phụ trách phòng sẽ chịu trách nhiệm về hoạt động thí nghiệm của sinh viên trên.
  5. Sinh viên trình diện nhóm trực trước khi vào PTN và ghi thông tin vào sổ theo dõi ( Nhật ký)  Nhóm trực chịu trách nhiệm về các hoạt động của các bạn sinh viên làm việc tại phòng.
  6. Không tiếp khách và sinh viên trong khu vực làm thí nghiệm; các cá nhân không có nhiệm vụ không được tự ý vào khu vực thí nghiệm. Tất cả sinh viên thực hiện LVTN/ NCKH đều phải tham gia trực và vệ sinh PTN
  7. Phải mặc áo blouse khi làm việc trong phòng thí nghiệm; sử dụng bảo hộ lao động (găng tay, khẩu trang, v.v) khi làm việc với chất độc, chất dễ cháy, chất dễ nổ, acid, kiềm đặc…
  8. Tuân thủ tuyệt đối quy trình vận hành máy móc và thiết bị trong quá trình làm việc tại phòng thí nghiệm. Ghi nhật ký sử dụng máy móc, thiết bị thí nghiệm sau mỗi lần sử dụng. Phải thông báo ngay cho cán bộ phụ trách PTN ngay khi có sự cố.
  9. Tuyệt đối không sử dụng các thiết bị, máy móc, dụng cụ không liên quan đến thí nghiệm khi chưa được tập huấn và nắm vững quy trình sử dụng; không tự ý di chuyển máy móc và dụng cụ, tháo mở, thay đổi cài đặt thiết bị.
  10. Thông báo kịp thời các sự cố, hỏng hóc về máy móc, thiết bị thí nghiệm; đổ, vỡ dụng cụ phải ghi vào sổ và báo cáo với người phụ trách để xem xét bồi thường.
  11. Sinh viên có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn trang thiết bị, dụng cụ và bồi thường trong trường hợp hỏng hóc, mất hoặc đổ vỡ dụng cụ
  12. Đối với các thiết bị sử dụng chung (xem phụ lục), sinh viên phải đăng ký lịch sử dụng và phân công các cá nhân sử dụng vệ sinh thiết bị ít nhất 2 lần/tuần. Trong trường hợp không thể sử dụng thiết bị theo lịch đăng ký (có lý do chính đáng), sinh viên phải hủy lịch trước 24h.
  13. Không được đùa nghịch trong phòng thí nghiệm, khi làm thí nghiệm phải trật tự, giữ gìn vệ sinh và tuân thủ hướng dẫn của cán bộ phụ trách. Không đem thức ăn, nuớc uống, thuốc hút vào phòng thí nghiệm
  14. Sinh viên làm việc với hóa chất độc hại (chloroform, dichloromethane, phenol, benzene, v.v.) phải được sự đồng ý của cán bộ quản lý và tuân thủ các quy định về an toàn.
  15. Tất cả các hóa chất phải được ghi nhãn dán rõ ràng, tên và số điện thoại của sinh viên. Các hóa chất không nhãn mác sẽ được xử lý mà không cần phải thông báo
  16. Khi làm việc với hóa chất, phải nắm vững MSDS của từng chất (tập trung vào tính an toàn, lưu trữ và tương tác với các hóa chất khác, cách thức xử lý khi xảy ra sự cố ).
  17. Sau khi làm việc, thực hiện công tác vệ sinh, sắp xếp ngăn nắp dụng cụ, lau chùi, vệ sinh máy móc, thiết bị, tắt các máy móc, thiết bị không sử dụng, khóa cẩn thận trước khi rời phòng thí nghiệm.
  18. Không được bỏ rác và hóa chất không đúng qui định và phải phân loại theo đúng quy định ( chất thải kim loại nặng, acid, base, dung môi và chất thải hữu cơ).
  19. Sinh viên vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định, cụ thể:
  20. Vi phạm lần 1: không được vào PTN trong 01 tuần
  21. Vi phạm lần 2: không được vào PTN trong 02 tuần
  22. Vi phạm lần 3: không được vào PTN trong 01 tháng
  23. Vi phạm lần 4: không được vào PTN trong 01 học kỳ
  24. Sinh viên có nhu cầu phân tích mẫu tại lab 4 đọc quy định và xem lịch trống  tại đây.
  25. Đường link làm bài kiểm tra nội quy phòng thí nghiệm tại đây.
  26. Sinh viên phải trả lời đúng 100% số lượng câu hỏi trong bài kiểm tra nội quy phòng thí nghiệm, khi làm xong xem điểm tại đây.
  27. Sinh viên có thể làm lại nhiều lần nếu kết quả dưới 100%.

PHỤ LỤC

Danh sách cán bộ phụ trách PTN

Lab 1

Thầy Lương Huỳnh Vủ Thanh     ĐT: 0919154151

Lab 2

Cô Trần Thị Bích Quyên              ĐT:0907500 797

Lab 3

Thầy Hồ Quốc Phong                   ĐT: 0907386339

Xưởng Composite

Cô Cao Lưu Ngọc Hạnh               ĐT: 0793926979

PTN-QTTB

Thầy Thiều Quang Quốc Việt      ĐT: 0943610077

Lab 4

Lâm Phúc Thông                         ĐT: 0868247748

 

 Danh sách thiết bị có đăng ký lịch sử dụng

 

Danh sách thiết bị

CB phụ trách

Lab 1

Lò Nung;  Máy nghiền bi

Cô Ngô Trương Ngọc Mai  (0941606220)

Lab 2

Tủ sấy

Thiết bị Electrospinning

Cô Trần Thị Bích Quyên (0907500797)

Thầy Đoàn Văn Hồng Thiện (0944551337)

Lab 3

Thiết bị Biobase

Thiết bị Cô quay

Thầy Hồ Quốc Phong  (0907386339)

Cô Huỳnh Liên Hương (0977938737)

PTN QTTB

Thiết bị tổng hợp biodiesel

Hệ thống Plasma lạnh

Thầy Hồ Quốc Phong  (0907386339)

 

Xưởng Composite

Tất cả thiết bị

Cô Cao Lưu Ngọc Hạnh (0793926979)

 

 

 

 

1. Nhân sự

2. Cơ sở vật chất phòng thực hành

3. Vị trí

4. Nhiệm vụ

5. Hình ảnh hoạt động.

6. Sản phẩm

PHÒNG THỰC HÀNH QUÁ TRÌNH & THIẾT BỊ

Nhiệm vụ 

Phòng thực hành Quá trình và Thiết bị được thành lập nhằm thực hiện giảng dạy thực tập trên các hệ thống liên quan đến các quá trình và thiết bị của ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học và Kỹ thuật vật liệu và nghiên cứu khoa học theo hướng ứng dụng liên quan đến các quá trình & thiết bị. 

Trưởng phòng:

ThS. Thiều Quang Quốc Việt

Email: 

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Văn phòng làm việc

Bộ môn Công Nghệ Hoá Học

Văn phòng sinh viên

Phòng thực hành Quá trình và Thiết bị 1 (Tầng trệt Khoa Công Nghệ)

Phòng thực hành Quá trình và Thiết bị 2 (Tầng trệt Khoa Công Nghệ)

Phòng thực hành

Phòng thực hành Quá trình và Thiết bị 1 (Tầng trệt Khoa Công Nghệ)

Phòng thực hành Quá trình và Thiết bị 2 (Tầng trệt Khoa Công Nghệ)

Trang thiết bị chính 

 

Tên thiết bị

Tính năng thiết bị

1.

Bộ thí nghiệm  Mạch lưu chất (Hampden, H6920)

Khảo sát các tính chất, năng lượng của dòng chảy lưu chất

2.

Bộ thí nghiệm nghiên cứu hấp thu cột chêm (Hampden, ABD1)

Khảo sát quá trình hấp thu trong cột chêm

3.

Bộ thí nghiệm chưng cất điều khiển bằng tay (Elettroveneta, UDB/EV)

Khảo sát quá trình chưng cất gián đoạn

4.

Bộ thí nghiệm kỹ thuật phản ứng tự động (Elettroveneta, REAA/EV)

Khảo sát các tính chất hóa lý trong các phản ứng

5.

Bộ thí nghiệm khuấy chất lỏng (Hampden, H6215)

Khảo sát các tính chất, năng lượng quá trình khuấy lưu chất

6.

Bộ thí nghiệm Trích ly lỏng lỏng (Hampden, H6150)

Khảo sát quá trình trích ly lỏng – lỏng

7.

Bộ thí nghiệm Trích ly rắn-lỏng tự động (Elettroveneta, SLA/EV)

Khảo sát quá trình trích ly rắn – lỏng

8.

Bộ thí nghiệm nghiền, rây, trộn (Hampden, H6809)

Khảo sát các tính chất, năng lượng của các quá trình nghiền, rây, trộn vật liệu rời

9.

Thiết bị khuấy trộn dạng bồn nhiệt (Gunt, RT-682)

Khảo sát các tính chất, năng lượng quá trình khuấy trộn gia nhiệt

10.

Thiết bị chưng cất liên tục 

(tự chế tạo)

Khảo sát quá trình chưng cất liên tục

Hoạt động

Phòng thực hành hoạt động từ thứ Hai đến thứ Bảy, theo thời khóa biểu được xếp mỗi học kỳ, từ 7h đến 17h.

Sản phẩm nghiên cứu

  1. Các sản phẩm tự nhiên được trích ly từ quá trình trích ly lỏng – lỏng, trích ly rắn – lỏng 
  2. Các sản phẩm chưng cất từ quá trình chưng cất gián đoạn, chưng cất liên tục
  3. Tiền xử lý các loại vật liệu rời ứng dụng trong các nghiên cứu tiếp theo

 Hình ảnh phòng thực hành

Toàn cảnh Phòng thực hành QTTB CNHH

Hệ thống chưng cất gián đoạn

Hệ thống hấp thụ

Hệ thống khuấy chất lỏng

Hệ thống kỹ thuật phản ứng

Hệ thống mạch lưu chất

Hệ thống nghiền – trộn - cyclone

 

Hệ thống trích ly lỏng – lỏng

Hệ thống trích ly rắn – lỏng

Giảng viên đang hướng dẫn sinh viên thao tác trên hệ thống

Số lượt truy cập

107686
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tất cả
40
107
144
107686