Vinaora Nivo Slider 3.x

PHÒNG THÍ NGHIỆM KỸ THUẬT VẬT LIỆU

Nhiệm vụ 

Phòng thí nghiệm Kỹ thuật Vật liệu được thành lập nhằm phục vụ công tác giảng dạy thực tập, thực hành đồ án, nghiên cứu khoa học và luận văn tốt nghiệp của sinh viên, học viên ngành Công nghệ Kỹ thuật hóa học, và Kỹ thuật Vật liệu.

Hướng nghiên cứu

  • Gia công và khảo sát tính chất vật liệu composite sợi tự nhiên và sợi tổng hợp
  • Tổng hợp vật liệu xúc tác hấp phụ

Trưởng phòng:

TS. Trương Chí Thành

Email: 

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Thành Viên:

TS. Lương Huỳnh Vủ Thanh

Phòng thí nghiệm

PTN Kỹ thuật Vật liệu, P.204, tầng 1 tòa nhà Phức hợp (RLC)

Phòng làm việc:

P.206, tầng 1 tòa nhà Phức hợp (RLC)

Trang thiết bị chính 

 

Tên thiết bị

Tính năng thiết bị

1.

Microfine Grinder, IKA, MF10 

Nghiền vật liệu rắn xốp

2.

Granular & Roller Press Conveyor, Pulian, Ah-160

Nghiền và cán vật liệu

3.

Heat distortion tester, Yasuda, 148-HD500

Xác định khả năng chịu nhiệt của vật liệu

4.

Flammability tester, Yasuda, 252-UL94

Xác định khả năng đốt cháy của vật liệu

5.

Aging Oven, Yasuda, 102-SHF-S

Xác định độ lão hóa của vật liệu

6.

Sieve Set, Retsch, AS200 Control

Rây vật liệu rời

7

Oven, Memmert, VO200

Nung vật liệu

Hoạt động

  • Giảng dạy thực tập Khoa học và Công nghệ vật liệu đại cương, An toàn phòng thí nghiệm.
  • Thực hiện Đồ án Chế tạo sản phẩm
  • Thực nghiên cứu cứu khoa học của sinh viên và giảng viên.
  • Thực hiện Luận văn tốt nghiệp sinh viên và học viên.

PHÒNG THÍ NGHIỆM CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU

Nhiệm vụ 

Phòng thí nghiệm công nghệ vật liệu được thiết lập với chức năng phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học theo hướng ứng dụng liên quan đến vật liệu polymer – composite. 

Hướng nghiên cứu

Các sản phẩm nghiên cứu được định hướng theo hướng ứng dụng và theo nhu cầu xã hội ở Đồng Bằng Sông Cửu Long như tận dụng những nguồn phụ/phế phẩm sẵn có để gia công các vật liệu kỹ thuật, vật liệu xây dựng, vật liệu y sinh, vật liệu môi trường,…

Trưởng phòng:

TS. Cao Lưu Ngọc Hạnh

Email: 

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Văn phòng làm việc

Bộ môn Công Nghệ Hoá Học

Văn phòng sinh viên

Phòng thí nghiệm Công Nghệ Vật Liệu 1 (Dãy sau Khoa Công Nghệ)

Phòng thí nghiệm Công Nghệ Vật Liệu 2 (Tầng 4 Khoa Công Nghệ)

Phòng thí nghiệm

Phòng thí nghiệm Công Nghệ Vật Liệu 1 (Dãy sau Khoa Công Nghệ)

Phòng thí nghiệm Công Nghệ Vật Liệu 2 (Tầng 4 Khoa Công Nghệ)

Trang thiết bị chính 

 

Tên thiết bị

Tính năng thiết bị

1.

Máy phân tích nhiệt vi sai DSC (200 F3 Maia, NETZSCH) 

Khảo sát tính chất nhiệt của vật liệu trong khoảng nhiệt độ từ -150 oC – 600 oC

2.

Máy phân tích trọng lượng theo nhiệt (TGA 209 F3 Tarsus, NETZSCH) 

Khảo sát tính chất nhiệt của vật liệu theo sự mất khối lượng

3.

Máy đo va đập vạn năng (HIT50P, Zwick/Roell)

Kiểm tra độ bền va đập của vật liệu polymer và composite

4.

Máy kéo nén (Zwick 050, Zwick/Roell)

Đo cơ tính kéo, nén và uốn của vật liệu

5.

Máy mài đánh bóng (LABPOL, EXTEX)

Chuẩn bị mẫu

6.

Thiết bị đo bề dày lớp phủ (POSITECTOR 200)

Đo bề dày lớp phủ của vật liệu

7.

Thiết bị đo độ cứng (ASKER – KOBUNSHI KEIKI)

Đo độ cứng của vật liệu

8.

Kính hiển vi chuyên dụng (EPIPHOT 200 – Nikon)

Quan sát được tổ chức bề mặt của vật liệu

9.

Máy quang phổ ICP (spectro)

Phân tích các thành phần nguyên tố

10.

Bộ thiết bị đúc composite RTM (Tự lắp ráp, Việt Nam)

Gia công các loại nhựa nhiệt rắn và composite nhựa nhiệt rắn

11.

Máy Autoclave KIRSCH (KIRSCH 1059)

Gia công các loại nhựa nhiệt rắn và composite nhựa nhiệt rắn

12.

Máy ép nóng (Lab Press P100-PC, Panstone)

Gia công các loại nhựa và composite

13.

Máy ép phun (HR-1600 – NINGBO HENGRUN)

Gia công các loại nhựa nhiệt dẻo và composite nhựa nhiệt dẻo

14.

Máy trộn lưu biến ngẫu lực (POLYDRIVE - HAAKE)

Trộn và xác định ngẫu lực trộn

15.

Máy cán vỏ dừa (Tự lắp ráp, Việt Nam)

Cán vỏ dừa

16.

Máy tách sợi (Tự lắp ráp, Việt Nam)

Tách sợi dừa ra khỏi vỏ

17.

Máy cắt gỗ liên hợp (WINTERSTE)

Cắt gỗ

Hoạt động

  • Giảng dạy thực tập Vật liệu composite, Kỹ thuật sản xuất chất dẻo, Kỹ thuật chế biến cao su
  • Thực hiện Đồ án Chế tạo sản phẩm
  • Thực nghiên cứu cứu khoa học của sinh viên và giảng viên.
  • Thực hiện Luận văn tốt nghiệp sinh viên và học viên.

Sản phẩm nghiên cứu

  1. Vật liệu composite thân thiện môi trường từ các phụ/phế phẩm trong nông nghiệp (như sợi xơ dừa, sợi chuối, sợi lục bình, sợi dừa nước, bả mía, mụn dừa, dăm bào,…) và các loại polymer (như polymer nhiệt dẻo, polymer nhiệt rắn, polymer sinh học, polymer phân huỷ sinh học,…) 
  2. Vật liệu siêu hấp phụ từ các polymer sinh học
  3. Vật liệu xử lý môi trường từ chitosan, lignin,…
  4. Vật liệu ứng dụng trong y sinh học (chỉ khâu y khoa tự tiêu, vật liệu dẫn truyền thuốc,…) từ vỏ tôm, da cá, vảy cá, vỏ trứng, …

PHÒNG THÍ NGHIỆM KỸ THUẬT HÓA SINH

Biochemical Engineering Lab

Chức năng và Nhiệm vụ:

Phòng thí nghiệm Kỹ Thuật Hóa Sinh (Biochemical Engineering Lab) được xây dựng mới trong khuôn khổ dự án "Nâng cấp Trường Đại học Cần Thơ" sử dụng vốn vay ODA của chính phủ Nhật Bản. PTN kỹ thuật hóa sinh được thiết lập nhằm phục vụ các nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu thuộc lĩnh vực kỹ thuật hóa học và kỹ thuật sinh học

Hướng nghiên cứu chính: 

  • Kỹ thuật hương liệu và phối chế mỹ phẩm. 
  • Nghiên cứu ứng dụng các hoạt chất thảo dược trong phối chế mỹ phẩm và thực phẩm chức năng.
  • Ứng dụng công nghệ nano trong dẫn truyền và bảo vệ các hợp chất mang hoạt tính sinh học: liposome, phytosome…
  • Năng lượng sinh học- Bioenergy: nhiên liệu sinh học (bioethanol, biodiesel), năng lượng từ sinh khối; vật liệu nền carbon cho các hệ thống lưu trữ năng lượng (supercapacitor, sodium ion battery).  
  • Ứng dụng công nghệ plasma lạnh trong sản xuất nhiên liệu sạch

Trưởng phòng: 

PGS. TS. Huỳnh Liên Hương

Email

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Văn phòng làm việc 

Phòng  22x – Tầng 5 tòa nhà RLC

Văn phòng sinh viên 

Phòng  xxx – Tầng 5 tòa nhà RLC

Phòng chuẩn bị mẫu sinh viên

Phòng 22x – Tầng 5 tòa nhà RLC

Phòng thí nghiệm sinh viên

Phòng  223 – Tầng 4 tòa nhà RLC

Trang thiết bị chính

Thiết bị

Chức năng

Sắc ký khí GC- Shimadzu, Japan

Phân tích định tính và định lượng thành phần mẫu

Sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC

Phân tích định tính và định lượng thành phần mẫu

Glove box

Buồng thao tác thí nghiệm 

Thiết bị ly tâm lạnh

Chuẩn bị mẫu, phân tách mẫu

Autoclave

Tiệt trùng dụng cụ thí nghiệm, môi trường nuôi cấy vi sinh vật

PHÒNG THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU NĂNG LƯỢNG

(Materials Energy Laboratory)

Địa chỉ: Tòa nhà Khu Thí Nghiệm Phức Hợp (RLC) – Trường Đại học Cần Thơ, Khu II, Đường 3/2, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ

Chức năng và nhiệm vụ 

Phòng thí nghiệm (PTN) Vật liệu năng lượng (Materials Energy Laboratory) được xây dựng mới trong khuôn khổ dự án "Nâng cấp Trường Đại học Cần Thơ" sử dụng vốn vay ODA của chính phủ Nhật Bản. PTN Vật liệu năng lượng là nơi để thực hiện các nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu liên quan đến vật liệu tiên tiến và ứng dụng trong lĩnh vực điện tử, năng lượng. Bên cạnh phục vụ chính cho cán bộ và sinh viên thuộc Bộ môn Công nghệ hóa học- Trường ĐH Cần Thơ, PTN Vật liệu năng lượng hướng đến thực hiện các hợp tác trong nước và quốc tế: trao đổi sinh viên quốc tế, giáo sư thỉnh giảng, thực hiện các dự án nghiên cứu quốc tế… nhằm nâng cao xuất bản phẩm và chuyển giao công nghệ.

Hướng nghiên cứu chính:

  • Tổng hợp vật liệu tiên tiến bởi nhiều phương pháp khác nhau
  • Ứng dụng vật liệu ứng dụng trong các lĩnh vực:: xúc tác, pin nhiên liệu (Fuel Cells), pin năng lượng mặt trời (Solar Cells) pin mặt trời.

 

Trưởng phòng:

TS. Ngô Trương Ngọc Mai

Email: 

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Phòng thí nghiệm

Phòng 211  – Tầng 4 tòa nhà PTN Phức Hợp (RLC)

Văn phòng làm việc của sinh viên

Phòng 113 và 114 – Tầng 2 tòa nhà PTN Phức Hợp (RLC)

Trang thiết bị chính 

Tên thiết bị

Chức năng

 

Ultrasonication

Thanh rung siêu âm 

 

Density meter

Máy đo khối lượng riêng

PHÒNG THÍ NGHIỆM CÔNG NGHỆ HÓA - MÔI TRƯỜNG

Nhiệm vụ 

Phòng thí nghiệm Công nghệ hóa - Môi trường được thành lập nhằm phục vụ công tác giảng dạy thực tập, thực hành đồ án, nghiên cứu khoa học và luận văn tốt nghiệp của sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh ngành Công nghệ Kỹ thuật hóa học, và Kỹ thuật Vật liệu.

Hướng nghiên cứu

  • Tổng hợp vật liệu xúc tác, hấp phụ
  • Xử lý ô nhiễm môi trường nước
  • Tận dụng phụ phẩm/phế phẩm trong nông nghiệp/thuỷ sản để tổng hợp và gia công các vật liệu kỹ thuật, vật liệu xây dựng, vật liệu y sinh, vật liệu môi trường, vật liệu xử lý môi trường,

Trưởng phòng:

TS. Lương Huỳnh Vủ Thanh

Email: 

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Thành Viên:

PGS.TS. Đặng Huỳnh Giao, TS. Cao Lưu Ngọc Hạnh

Phòng thí nghiệm

PTN Công nghệ hóa - Môi trường, P.222, tầng 5 tòa nhà Phức hợp (RLC)

Phòng làm việc:

P.228, tầng 3 tòa nhà Phức hợp (RLC)

Trang thiết bị chính 

 

Tên thiết bị

Tính năng thiết bị

1.

UV-Vis spectrophotometer, Labomed, UVD-3500

Đo độ hấp phụ ánh sáng của dụng dịch

2.

Centrifuge, Hettich, Mikro 200R

Ly tâm

3.

Rotary Evaporator, IKA, RV10 Digital V 

Cô quay ở áp suất chân không

4.

Homogenizer, Velp, OV5 

Đồng hóa mẫu

5.

Viscometer, Brookfield, DEVIL TJ0

Xác định độ nhớt

6.

Furnace, Nabertherm, L3/11

Nung vật liệu

Hoạt động

  • Giảng dạy thực tập Hóa lý, Khoa học và Công nghệ vật liệu đại cương, An toàn phòng thí nghiệm.
  • Thực hiện Đồ án Chế tạo sản phẩm
  • Thực nghiên cứu cứu khoa học của sinh viên và giảng viên.
  • Thực hiện Luận văn tốt nghiệp sinh viên và học viên.

Số lượt truy cập

108272
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tất cả
34
98
730
108272