Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x

PHÒNG THÍ NGHIỆM CÔNG NGHỆ HÓA VÔ CƠ

Nhiệm vụ 

Phòng thí nghiệm Công nghệ hóa vô cơ được thành lập nhằm phục vụ công tác giảng dạy thực tập, thực hành đồ án, nghiên cứu khoa học và luận văn tốt nghiệp của sinh viên, học viên ngành Công nghệ Kỹ thuật hóa học và Kỹ thuật Vật liệu.

Hướng nghiên cứu

  • Tổng hợp vật liệu xúc tác hấp phụ
  • Xử lý môi trường nước
  • Chế tạo vật liệu gốm sứ, men màu vô cơ
  • Chế tạo và tổng hợp vật liệu vô cơ ứng dụng trong kỹ thuật điện, điện tử, từ tính. 
  • Thu hồi kim loại từ các nguồn thải của xúc tác, thiết bị -linh kiện điện, điện tử, pin...

Trưởng phòng:

TS. Nguyễn Việt Nhẫn Hòa

Email: 

nvnhoa@ctu.edu.vn

Phòng thí nghiệm

PTN Công nghệ hóa Vô cơ, tầng 4 tòa nhà chính Trường Bách Khoa

Trang thiết bị chính 

 

Tên thiết bị

Tính năng thiết bị

1.

Lò nung 1100 °C, Thermolyne 47900 

 

2.

Lò nung lớn 1280 °C, Nabertherm, N-H7

 

3.

Máy nghiền bi nhanh Ceramic, S/2- 1000B, 1000 mL, 0,44 kW

 

Hoạt động

  • Giảng dạy thực tập Hóa lý, Khoa học và Công nghệ vật liệu đại cương, 
  • Thực hiện Đồ án Chế tạo sản phẩm
  • Thực nghiên cứu cứu khoa học của sinh viên và giảng viên.
  • Thực hiện Luận văn tốt nghiệp sinh viên và học viên.
 

PHÒNG THÍ NGHIỆM CÔNG NGHỆ HÓA HỮU CƠ

Nhiệm vụ

Phòng thí nghiệm được thiết lập nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu và thực hành trong chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học và Kỹ thuật vật liệu.

Trưởng phòng: 

Nguyễn Thị Bích Thuyền

Email: 

ntbthuyen@ctu.edu.vn

Văn phòng làm việc

Phòng 3 – tầng 4 tòa nhà Trường Bách Khoa

Phòng thí nghiệm

Phòng 3 – tầng 4 tòa nhà Trường Bách Khoa

Trang thiết bị chính 

STT

Tên thiết bị

Tính năng

 

Bể điều nhiệt (Linberblue/Blue WB1110C-1)

Kiểm soát nhiệt độ phản ứng

 

Bể điều nhiệt Huber (20-300 oC)

Kiểm soát nhiệt độ phản ứng

 

Bể điều nhiệt lạnh Huber K6mc

Kiểm soát nhiệt độ phản ứng

 

Bể rửa siêu âm (HWASHIN SONIC4)

Thực hiện phản ứng trong điều kiện siêu âm, rửa dụng cụ

 

Bộ chiết Soxhlet 

Trích ly

 

Bộ điều nhiệt (Cole Parmer)

Kiểm soát nhiệt độ phản ứng

 

Cân xác định độ ẩm MX-50 A&D

Xác định độ ẩm

 

Cân xác định độ ẩm Sartorius

Xác định độ ẩm

 

Khúc xạ kế Kruss HR-901

Xác định chỉ số khúc xạ

 

Máy cất nước 1 lần

Cất nước

 

Máy đo điểm nóng chảy Buchi

Xác định điểm nóng chảy

 

Máy đo pH để bàn ORION 3 Star

Xác định pH

 

Máy đo pH để bàn S220K Toledo

Xác định pH

 

Máy khuấy dung dịch IKA

Khuấy trộn

 

Máy khuấy dung dịch Velp

Khuấy trộn

 

Máy khuấy từ có gia nhiệt Schott

Khuấy trộn

 

Máy khuấy từ MR3000, Heidolph Đức

Khuấy mẫu 

 

Máy Quang phổ UV-VIS Thermo 

Thực hiện phân tích bằng quang phổ

 

Nồi hấp tiệt trùng Autoclave KIRSCH

Hấp tiệt trùng

 

Thiết bị gia nhiệt Swift

Kiểm soát nhiệt độ phản ứng

 

Thiết bị ly tâm

Ly tâm tách pha

 

Thiết bị phân tích cỡ hạt

Xác định cỡ hạt

 

Thiết bị trộn xoáy-Vortex 3 IKA

Khuấy trộn

 

Tủ ấm lắc JSSI-100C.JSR;115 lít

Kiểm soát nhiệt độ quá trình lắc

 

Tủ sấy Memmert

Sấy mẫu

 

Tủ sấy Oakton

Sấy mẫu

PHÒNG THỰC HÀNH QUÁ TRÌNH & THIẾT BỊ

Nhiệm vụ 

Phòng thực hành Quá trình và Thiết bị được thành lập nhằm thực hiện giảng dạy thực tập trên các hệ thống liên quan đến các quá trình và thiết bị của ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học và Kỹ thuật vật liệu và nghiên cứu khoa học theo hướng ứng dụng liên quan đến các quá trình & thiết bị. 

Trưởng phòng:

ThS. Thiều Quang Quốc Việt

Email: 

tqqviet@ctu.edu.vn

Văn phòng làm việc

Bộ môn Công Nghệ Hoá Học

Văn phòng sinh viên

Phòng thực hành Quá trình và Thiết bị 1 (Tầng trệt Khoa Công Nghệ)

Phòng thực hành Quá trình và Thiết bị 2 (Tầng trệt Khoa Công Nghệ)

Phòng thực hành

Phòng thực hành Quá trình và Thiết bị 1 (Tầng trệt Khoa Công Nghệ)

Phòng thực hành Quá trình và Thiết bị 2 (Tầng trệt Khoa Công Nghệ)

Trang thiết bị chính 

 

Tên thiết bị

Tính năng thiết bị

1.

Bộ thí nghiệm  Mạch lưu chất (Hampden, H6920)

Khảo sát các tính chất, năng lượng của dòng chảy lưu chất

2.

Bộ thí nghiệm nghiên cứu hấp thu cột chêm (Hampden, ABD1)

Khảo sát quá trình hấp thu trong cột chêm

3.

Bộ thí nghiệm chưng cất điều khiển bằng tay (Elettroveneta, UDB/EV)

Khảo sát quá trình chưng cất gián đoạn

4.

Bộ thí nghiệm kỹ thuật phản ứng tự động (Elettroveneta, REAA/EV)

Khảo sát các tính chất hóa lý trong các phản ứng

5.

Bộ thí nghiệm khuấy chất lỏng (Hampden, H6215)

Khảo sát các tính chất, năng lượng quá trình khuấy lưu chất

6.

Bộ thí nghiệm Trích ly lỏng lỏng (Hampden, H6150)

Khảo sát quá trình trích ly lỏng – lỏng

7.

Bộ thí nghiệm Trích ly rắn-lỏng tự động (Elettroveneta, SLA/EV)

Khảo sát quá trình trích ly rắn – lỏng

8.

Bộ thí nghiệm nghiền, rây, trộn (Hampden, H6809)

Khảo sát các tính chất, năng lượng của các quá trình nghiền, rây, trộn vật liệu rời

9.

Thiết bị khuấy trộn dạng bồn nhiệt (Gunt, RT-682)

Khảo sát các tính chất, năng lượng quá trình khuấy trộn gia nhiệt

10.

Thiết bị chưng cất liên tục 

(tự chế tạo)

Khảo sát quá trình chưng cất liên tục

Hoạt động

Phòng thực hành hoạt động từ thứ Hai đến thứ Bảy, theo thời khóa biểu được xếp mỗi học kỳ, từ 7h đến 17h.

Sản phẩm nghiên cứu

  1. Các sản phẩm tự nhiên được trích ly từ quá trình trích ly lỏng – lỏng, trích ly rắn – lỏng 
  2. Các sản phẩm chưng cất từ quá trình chưng cất gián đoạn, chưng cất liên tục
  3. Tiền xử lý các loại vật liệu rời ứng dụng trong các nghiên cứu tiếp theo

 Hình ảnh phòng thực hành

Toàn cảnh Phòng thực hành QTTB CNHH

Hệ thống chưng cất gián đoạn

Hệ thống hấp thụ

Hệ thống khuấy chất lỏng

Hệ thống kỹ thuật phản ứng

Hệ thống mạch lưu chất

Hệ thống nghiền – trộn - cyclone

 

Hệ thống trích ly lỏng – lỏng

Hệ thống trích ly rắn – lỏng

Giảng viên đang hướng dẫn sinh viên thao tác trên hệ thống

NỘI QUY PHÒNG THÍ NGHIỆM

  1. Thời gian làm việc: 7g00 – 17g00 từ thứ 2 đến thứ 6 trong tuần. Sinh viên phải làm đơn xin làm việc ngoài giờ khi có nhu cầu.
  2. Sinh viên phải làm đơn vào PTN và được tập huấn về an toàn PTN và nội quy PTN.
  3. Trong giờ làm thí nghiệm:

    + Ghi thông tin vào sổ nhật ký PTN.

    + Ghi nhật ký sử dụng thiết bị trước và sau khi sử dụng thiết bị.

    + Phải mặc áo blouse khi làm thí nghiệm; sử dụng bảo hộ lao động (găng tay, khẩu trang, v.v) khi làm việc với chất độc, chất dễ cháy, chất dễ nổ, acid, kiềm đặc…

    + Tuyệt đối không sử dụng các thiết bị, máy móc, dụng cụ không liên quan đến thí nghiệm khi chưa được tập huấn và nắm vững quy trình sử dụng; không tự ý di chuyển máy móc và dụng cụ, tháo mở, thay đổi cài đặt thiết bị.

    + Thông báo kịp thời các sự cố, hỏng hóc về máy móc, thiết bị thí nghiệm; đổ, vỡ dụng cụ phải ghi vào sổ và báo cáo với người phụ trách.

    + Sau khi làm việc, thực hiện công tác vệ sinh, sắp xếp ngăn nắp dụng cụ, lau chùi, vệ sinh máy móc, thiết bị, tắt các máy móc, thiết bị không sử dụng, khóa cẩn thận trước khi rời PTN

    + Khi làm việc với hóa chất, phải nắm vững MSDS.

    + Chất thải phải được phân loại và bỏ đúng quy định

    + Không được đùa nghịch, ăn uống, hút thuốc trong PTN

    + Sinh viên vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm khắc theo quy định của PTN

    1. Tổng vệ sinh PTN hàng tuần

    Trường hợp khẩn cấp: Liên hệ Thầy Đoàn Văn Hồng Thiện (0944.551.337) và Tổ bảo vệ (trực xử lý tình huống 24/24: 0292.3781.781).

     Link kiểm tra nội quy PTN tại đây đạt yêu cầu 14/14 câu hỏi        

     Link kiểm tra kết quả tại đây           

    Quy trình phân tích mẫu:

    1. Sinh viên vào xem lịch trống các thiết bị tại đây

    2. Sinh viên nhờ CBHD đăng ký vào thiết bị cần sử dụng

    3. Liên hệ Cán bộ phụ trách thiết bị                                                            

PHỤ LỤC

Danh sách cán bộ phụ trách PTN

PTN Công nghệ hóa vô cơ (Tầng 4 Trường Bách Khoa)

KS. Lâm Phúc Thông

PTN Công nghệ hóa hữu cơ 2 (Tầng 4 Trường Bách Khoa)

TS. Nguyễn Việt Nhẫn Hòa  

PTN Công nghệ hóa hữu cơ 1 (Tầng 4 Trường Bách Khoa)

TS. Nguyễn Việt Nhẫn Hòa          

PTN Công nghệ Vật liệu (Tầng 4 Trường Bách Khoa)

KS. Lâm Phúc Thông

PTN Vật liệu Polymer (Phòng 2.19 Tòa nhà ATL)

PGS. TS. Văn Phạm Đan Thủy

PTN Vật liệu tiên tiến (Phòng 2.21 Tòa nhà ATL)

PGS. TS. Đoàn Văn Hồng Thiện

PTN Nano - Điện hóa (Phòng 2.18 Tòa nhà ATL)

PGS. TS. Trần Thị Bích Quyên

PTN Vật liệu y sinh (Phòng 2.20 Tòa nhà ATL)

PGS. TS. Hồ Quốc Phong

PTN Ứng dụng Kỹ thuật Hóa học (Phòng 5.18 Tòa nhà RLC)

PGS. TS. Lương Huỳnh Vủ Thanh

PGS. TS. Đặng Huỳnh Giao

PTN Kỹ thuật Hóa học Tiên tiến (Phòng 5.19 Tòa nhà RLC)

PGS TS. Huỳnh Liên Hương

TS. Nguyễn Thị Bích Thuyền

PTN Vật liệu Năng lượng (Phòng 4.32 Tòa nhà RLC)

TS. Ngô Trương Ngọc Mai

TS. Nguyễn Minh Nhựt

PTN Vật liệu Composite (Phòng 1.31 Tòa nhà RLC)

TS. Cao Lưu Ngọc Hành

TS. Thiều Quang Quốc Việt

Xưởng thực hành Composite

TS. Nguyễn Minh Nhựt            

Phòng thực hành Quá trình và Thiết bị

TS. Thiều Quang Quốc Việt   

 

 

 

 

 

1. Nhân sự

2. Cơ sở vật chất phòng thực hành

3. Vị trí

4. Nhiệm vụ

5. Hình ảnh hoạt động.

6. Sản phẩm