Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x

Trưởng phòng thí nghiệm INC Lab: TS. Nguyễn Hoàng Dũng (This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.)

PTN. Mạng công nghiệp và truyền thông (Industrial Networks and Communication Lab) có tên viết tắt là INC Lab được thành lập vào 31/12/2020. Tính đến thời điểm hiện tại, INC Lab tại Đại học Cần Thơ được coi là phòng thí nghiệm tự động hoá với trang thiết bị đầy đủ và hiện đại nhất Việt Nam, bao gồm 20 bộ thí nghiệm tự động hoá cơ bản (Micro 800), 19 bộ nâng cao (CompactLogix) cùng 1 mô hình thí nghiệm mô phỏng giải pháp tự động hoá cho nhà máy (Có cả hệ thống DCS và Redundancy)

1. Nhiệm vụ và mục tiêu

Nhiệm vụ: 

- Hướng dẫn sinh viên lập trình trên bộ điều khiển logic khả trình cơ bản (Micro800)

- Hướng dẫn sinh viên lập trình trên bộ điều khiển logic khả trình nâng cao (CompactLogix)

- Hướng dẫn sinh viên lập trình điều khiển biến tần

- Hướng dẫn sinh viên lập trình điều khiển động cơ servo (cơ bản và nâng cao)

- Hướng dẫn sinh viên lập trình điều khiển màn hình HMI

- Hướng dẫn sinh viên lập trình điều khiển hệ SCADA

- Hướng dẫn sinh viên lập trình điều khiển hệ thống dự phòng (Redundancy)

- Hướng dẫn sinh viên lập trình điều khiển hệ thống điều khiển phân tán (DCS)

- Hướng dẫn sinh viên thiết lập mạng truyền thông công nghiệp

Mục tiêu:

- Dựa trên các trang thiết bị hiện có, sinh viên có thể tư duy để đưa ra các giải pháp tự động hóa (Factory Automation Solutions) bằng cách thiết lập các hệ thống điều khiển phần cứng (cảm biến, bộ điều khiển logic khả trình, đối tượng chấp hành, mạng truyền thông), số hóa công nghiệp (industral digiatalization), lập trình tối ưu hóa phần mềm điều khiển

- Kết nối đào tạo cho nhân viên vận hành nhà máy của doanh nghiệp thông qua “Trung tâm đào tạo và chuyển giao công nghệ Tự động hóa-CTA” tại Bộ môn Tự động hóa, Đại học Cần Thơ hoặc tại nhà máy của doanh nghiệp (Liên hệ Trưởng Bộ môn tự động hóa TS. Nguyễn Hoàng Dũng: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it., 0918 755 755).

2. Cơ sở vật chất và trang thiết bị

- 20 Bộ KIT thí nghiệm điều khiển logic cơ bản (Micro 800)

- 19 Bộ KIT thí nghiệm điều khiển logic nâng cao (CompactLogix)

- 1 Bộ KIT mô phỏng hoạt động của nhà máy dựa trên các kết nối mạng công nghiệp

3. Nội dung giảng dạy

3.1. Bậc Đại học

- Điều khiển logic khả trình (CN579)

- Mạng truyền thông công nghiệp (CN298)

3.2. Bậc Thạc sĩ và Tiến sĩ

        - Mạng truyền thông công nghiệp nâng cao (CNT606)

4. Địnhớng nghiên cứu

- Xây dựng giải pháp tự động hóa và số hóa công nghiệp

- Phát triển hệ thống nhúng các giải thuật thông minh vào PLC

- Phát triển giải pháp quản lý giao thông thông minh

5. Xuất bản phẩm

5.1. Giáo trình

Trần Thanh Hùng và Nguyễn Hoàng Dũng, 2012. Giáo trình PLC ứng dụng trong tự động hóa quá trình sản xuất, NXB Đại học Cần Thơ, 415 trang.

5.2. Tạp chí

[1]. Nguyễn Chí Hiếu và Nguyễn Hoàng Dũng, 2018. “Một giải pháp tưới và phun thuốc trừ sâu tự động cho vườn cây ăn trái.” Tạp chí khoa học và công nghệ nông nghiệp. Tập 2(3): 903-914.

TRANSLATE BY GOOGLE

Hội đồng tư vấn công nghiệp

Số lượt truy cập

327995
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tất cả
145
332
8352
327995

Khoa Tự Động Hóa, Trường Bách Khoa, Trường Đại Học Cần Thơ
Địa chỉ: Khu II, đường 3/2, p. Xuân Khánh, q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Số điện thoại: +84 (2923) 834-267; Fax: +84(2923) 872151
Email: tbk@ctu.edu.vn