1. Mục tiêu đào tạo

1.1 Mục tiêu đào tạo chung (PROGRAM OBJECTIVE - PO)
Mục tiêu của chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật cơ điện tử là chuẩn bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng chuyên môn, để sau khi ra trường sinh viên có thể làm việc hiệu quả như một kỹ sư cơ điện tử trong các công ty công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đào tạo, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ; có khả năng tiếp tục học tập hoặc nghiên cứu nâng cao trình độ trong lĩnh vực cơ điện tử.

1.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể
Chương trình nhằm đào tạo ra kỹ sư ngành Kỹ thuật cơ điện tử:
a. Có phẩm chất chính trị và đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. (PO1)
b. Có khả năng vận dụng kiến thức tổng hợp về khoa học cơ bản, toán học, cơ khí, điện -điện tử, điều khiển để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực cơ điện tử. (PO2)
c. Có khả năng tích hợp và sử dụng các hệ thống hoặc các công cụ kỹ thuật hiện đại để thiết kế, đánh giá, phát triển và chế tạo sản phẩm. (PO3)
d. Có khả năng làm việc hiệu quả trong nhóm chuyên ngành cũng như đa ngành; có khả năng tham khảo tài liệu chuyên ngành và giao tiếp hiệu quả; có ý thức và năng lực học tập suốt đời. (PO4)

2. Chuẩn đầu ra (PROGRAM LEARNING OUTCOMES - PLOs)
Hoàn thành chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật cơ điện tử, sinh viên có kiến thức, kỹ năng và thái độ như sau:

2.1 Kiến thức
2.1.1 Khối kiến thức giáo dục đại cương
a. Có khả năng khái quát được các vấn đề khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật; về văn hóa, xã hội và nhân văn; về rèn luyện thể chất và giáo dục quốc phòng; (PLO1)
b. Có khả năng áp dụng toán học, khoa học cơ bản, công nghệ thông tin để giải các bài toán liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật (ABET 1); (PLO2)
c. Hiểu và vận dụng được các kiến thức cơ bản về tiếng Anh hoặc tiếng Pháp tương đương trình độ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam (B1 theo khung tham chiếu Châu Âu). (PLO3)
2.1.2 Khối kiến thức cơ sở ngành
a. Có khả năng áp dụng các nguyên lý kỹ thuật về cơ khí, điện - điện tử, điều khiển tự động để giải các bài toán liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật cơ điện tử (ABET 1). (PLO4)
2.1.3 Khối kiến thức chuyên ngành
a. Có khả năng phân tích, thiết kế, đánh giá đặc tính của một hệ thống cơ điện tử hoặc một bộ phận của hệ thống cơ điện tử để đáp ứng nhu cầu thực tế có xem xét đến các yếu tố như sức khỏe, an toàn, môi trường, kinh tế, xã hội (ABET 2). (PLO5)
b. Có khả năng đánh giá được các tác động của giải pháp kỹ thuật cơ điện tử trong bối cảnh toàn cầu, kinh tế, môi trường và xã hội (ABET 4). (PLO6)

2.2 Kỹ năng
2.2.1 Kỹ năng cứng
a. Xác định, mô tả và giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực cơ điện tử bằng cách áp dụng nguyên lý về kỹ thuật, khoa học và toán học, các công cụ và công nghệ hiện đại (ABET 1). (PLO7)
b. Thiết kế, tiến hành thí nghiệm, phân tích dữ liệu và diễn giải kết quả, đưa ra các đánh giá kỹ thuật để rút ra kết luận (ABET 6). (PLO8)

        2.2.2 Kỹ năng mềm
        a. Hoạt động hiệu quả thông qua việc thể hiện tính lãnh đạo, tạo môi trường hợp tác gắn kết để lập ra kế hoạch thực hiện nhằm đạt được mục tiêu của nhóm chuyên ngành hoặc đa ngành (ABET 5). (PLO9)
        b. Giao tiếp hiệu quả với nhiều đối tượng (ABET 3). (PLO10)

       2.3 Thái độ
      a. Nhận ra được trách nhiệm về đạo đức, nghề nghiệp khi đưa ra các giải pháp kỹ thuật (ABET 4).   (PLO11)
      b. Hình thành thói quen tự học và áp dụng kiến thức mới khi cần thiết (ABET 7). (PLO12)

    Bảng mapping giữa chuẩn đầu ra (PLOs) với các môn học trong chương trình đào tạo

     3. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

     - Kỹ sư nghiên cứu, thiết kế, tư vấn kỹ thuật trong lĩnh vực cơ điện tử tại các doanh nghiệp nhà nước và liên doanh.  
     - Kỹ sư quản lý, khai thác vận hành và triển khai các dự án thuộc lĩnh vực cơ điện tử tại các doanh nghiệp nhà nước và liên doanh.
     - Làm chủ, quản lý doanh nghiệp trong lĩnh vực cơ điện tử.
     - Nghiên cứu viên, giảng viên trong lĩnh vực cơ điện tử ở các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các trường đại học, cao đẳng, trường nghề.

    4. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
    - Tự học và nghiên cứu suốt đời.
    - Học sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) trong và ngoài nước.

    5. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà đơn vị tham khảo
    - Đại học Bách Khoa Hà Nội: https://sme.hust.edu.vn/dao-tao/dao-tao-dai-hoc.html.
    - University of New South Wales, Australia: https://www.handbook.unsw.edu.au/undergraduate/programs/2021/3707.
    - Eastern Mediterranean University, Turkey: https://www.emu.edu.tr/en/programs/mechatronics-engineering-undergraduate-program/897
    - Sứ mệnh, tầm nhìn của Trường Đại học Cần Thơ, Khoa Công nghệ
    - Khung trình độ quốc gia Việt Nam, Quyết định 1982/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ban hành ngày 18/10/2016.
    - ABET Self-Study Questionnaire: Template for a Self-Study Report, Engineering Accreditation Commission, 2019-2020 Review Cycle.
    - Chuẩn kiểm định AUN-QA.

Xem chi tiết chương trình (Mechatronics Engineering Program)

Xem bản mô tả chương trình đào tạo (Program Specification)

Xem sổ tay Sinh viên (Student Handbook)

 

TRANSLATE BY GOOGLE

Số lượt truy cập

335222
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tất cả
83
1521
5348
335222

Khoa Tự Động Hóa, Trường Bách Khoa, Trường Đại Học Cần Thơ
Địa chỉ: Khu II, đường 3/2, p. Xuân Khánh, q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Số điện thoại: +84 (2923) 834-267; Fax: +84(2923) 872151
Email: tbk@ctu.edu.vn