Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x

PHÒNG THÍ NGHIỆM ỨNG DỤNG KỸ THUẬT HÓA HỌC

Nhiệm vụ 

Phòng thí nghiệm Ứng dụng Kỹ thuật Hóa học được thành lập nhằm phục vụ công tác giảng dạy thực tập, thực hành đồ án, nghiên cứu khoa học và luận văn tốt nghiệp của sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh ngành Công nghệ Kỹ thuật hóa học, và Kỹ thuật Vật liệu.

Hướng nghiên cứu

  • Tổng hợp vật liệu xúc tác, hấp phụ
  • Xử lý ô nhiễm môi trường nước
  • Tận dụng phụ phẩm/phế phẩm trong nông nghiệp/thuỷ sản để tổng hợp và gia công các vật liệu kỹ thuật, vật liệu xây dựng, vật liệu y sinh, vật liệu môi trường, vật liệu xử lý môi trường,

Trưởng phòng:

PGS. TS. Lương Huỳnh Vủ Thanh

Thành viên

PGS. TS. Đặng Huỳnh Giao

Email: 

lhvthanh@ctu.edu.vn

dhgiao@ctu.edu.vn

Phòng thí nghiệm

5.18, tầng 5 tòa nhà Phức hợp (RLC)

Phòng làm việc:

3.41, tầng 3 tòa nhà Phức hợp (RLC)

Trang thiết bị chính 

 

Tên thiết bị

Tính năng thiết bị

1.

UV-Vis spectrophotometer, Labomed, UVD-3500

Đo độ hấp phụ ánh sáng của dụng dịch

2.

Centrifuge, Hettich, Mikro 200R

Ly tâm

3.

Rotary Evaporator, IKA, RV10 Digital V 

Cô quay ở áp suất chân không

4.

Homogenizer, Velp, OV5 

Đồng hóa mẫu

5.

Viscometer, Brookfield, DEVIL TJ0

Xác định độ nhớt

6.

Furnace, Nabertherm, L3/11

Nung vật liệu

Hoạt động

  • Giảng dạy thực tập Hóa lý, Khoa học và Công nghệ vật liệu đại cương, An toàn phòng thí nghiệm.
  • Thực hiện Đồ án Chế tạo sản phẩm
  • Thực nghiên cứu cứu khoa học của sinh viên và giảng viên.
  • Thực hiện Luận văn tốt nghiệp sinh viên và học viên.

PHÒNG THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU Y SINH

Nhiệm vụ 

  • Phòng thí nghiệm vật liệu y sinh được thiết lập nhằm thực hiện các nghiên cứu liên quan đến vật liệu ứng dụng trong lịnh vực y sinh và hỗ trợ các giảng dạy ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học và Kỹ thuật vật liệu

Hướng nghiên cứu

  • Nghiên cứu trích ly collagen da và bong bóng cá sử dụng chế tạo vật liệu tương hợp học như scaffold, hydrogel và các hệ dẫn truyền
  • Nghiên cứu chế tạo các khoáng vô cô từ các phế phẩm vỏ sò, vỏ trứng, xương động vật ứng dụng trong chế tạo vật liệu, y học và phực phẩm
  • Nghiên cứu chế tạo các hệ dẫn truyền thuốc hiệu quả
  • Khảo sát và đánh giá hoạt tính sinh học của các vật liệu

Trưởng phòng:

PGS.TS. Hồ Quốc Phong

Email: 

hqphong@ctu.edu.vn

Phòng thí nghiệm

Phòng 2.20 – tầng 2 tòa nhà ATL

Phòng làm việc

Phòng 2.08 – tầng 2 tòa nhà ATL

Phòng thí nghiệm

Phòng 123 – tầng 2 tòa nhà ATL

Trang thiết bị chính 

 

Tên thiết bị

Tính năng thiết bị

1.

Critical Point Dryer (Autosamdri®-931, Tousimis)

Sử dụng nghiên ứu tế bào và hydrogel

2.

Microplate Reader (2100-C, Comecta)

Đo mật độ quang của dung dịch

3.

CO2 Incubator (CB 53, Binder)

Nuôi cấy tế bào

PHÒNG THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU POLYMER

(Polymer Material Laboratory – PML)

Địa chỉ: Tòa nhà công nghệ cao (ATL) 

Trường Đại học Cần Thơ, Khu II, Đường 3/2, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ

Website: https://sites.google.com/view/pml-ctu

Chức năng và nhiệm vụ 

Phòng thí nghiệm (PTN) vật liệu polymer (Polymer Material Laboratory–PML) được xây dựng mới trong khuôn khổ dự án "Nâng cấp Trường Đại học Cần Thơ" sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản. Bên cạnh việc hỗ trợ công tác đào tạo, PTN thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, thử nghiệm, triển khai công nghệ cao về polymer. 

Hướng nghiên cứu chính:

  • Chế tạo vật liệu mới bằng phương pháp trộn hợp polymer
  • Chế tạo và ứng dụng nanocellulose từ các nguồn phụ/phế phẩm nông nghiệp
  • Tái chế nhựa
  • Chế tạo vật liệu composite/nanocomposite

Trưởng phòng:

PGS.TS. Văn Phạm Đan Thủy

Email: 

vpdthuy@ctu.edu.vn

Phòng thí nghiệm

2.19 – Tầng 2 tòa nhà Công nghệ cao (ATL)

Văn phòng làm việc

2.08 - Tầng 2 tòa nhà Công nghệ cao (ATL)

Trang thiết bị chính 

Tên thiết bị

Chức năng

 

Kính hiển vi huỳnh quang

Khảo sát cấu trúc vật liệu

 

Đèn UV

Chế tạo vật liệu bằng phản ứng quang hóa

 

Tủ vi khí hậu

Khảo sát/đánh giá ảnh hưởng của môi trường đến tính chất của vật liệu

 

Máy đo điện trở bề mặt

Đánh giá tính chất điện của vật liệu

PHÒNG THÍ NGHIỆM NANO-ĐIỆN HÓA

(Nano-Electrochemistry Laboratory)

Địa chỉ: Tòa nhà công nghệ cao (ATL) – Trường Đại học Cần Thơ, Khu II, Đường 3/2, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ

Chức năng và nhiệm vụ 

Phòng thí nghiệm (PTN) Nano-Điện Hóa (Nano-Electrochemistry Laboratory) được xây dựng mới trong khuôn khổ dự án "Nâng cấp Trường Đại học Cần Thơ" sử dụng vốn vay ODA của chính phủ Nhật Bản. PTN Nano-Điện Hóa là nơi để thực hiện các nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu liên quan đến vật liệu nano và ứng dụng. Bên cạnh phục vụ chính cho cán bộ và sinh viên thuộc Bộ môn Công nghệ hóa học- Trường ĐH Cần Thơ, PTN Nano-Điện Hóa hướng đến thực hiện các hợp tác trong nước và quốc tế: trao đổi sinh viên quốc tế, giáo sư thỉnh giảng, thực hiện các dự án nghiên cứu quốc tế… nhằm nâng cao xuất bản phẩm và chuyển giao công nghệ.

Hướng nghiên cứu chính:

  • Tổng hợp vật liệu nano bằng nhiều phương pháp khác nhau
  • Ứng dụng vật liệu vật liệu nano trong các lĩnh vực: y-sinh, quang học, cảm biến (SERS, CV), xúc tác, pin nhiên liệu (Fuel Cells), pin năng lượng mặt trời (Solar Cells) pin mặt trời.
  • Tận dụng phế phẩm nông nghiệp, thủy sản điều chế/chế tạo các sản phẩm có giá trị ứng dụng trong nông nghiệp, thủy sản, dược phẩm, y-sinh, v.v.

Trưởng phòng:

PGS. TS. Trần Thị Bích Quyên

Email: 

ttbquyen@ctu.edu.vn

Phòng thí nghiệm

Phòng 2.18 – Tầng 2 tòa nhà Công nghệ cao (ATL)

Văn phòng làm việc

Phòng 2.08 – Tầng 2 tòa nhà Công nghệ cao (ATL)

Trang thiết bị chính 

Tên thiết bị

Chức năng

 

Hotplate

Khuấy từ, gia nhiệt 

 

Glove box

Buồng thao tác thí nghiệm có kiểm soát

 

Furnace 5L (1200 °C)

nung vật liệu 

 

Hydrothermal Synthesis Autoclave Reactor Teflon (25 mL x4)

thực hiện phản ứng thủy nhiệt

PHÒNG THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU TIÊN TIẾN

(Advanced Material LaboratoryAML)

Địa chỉ: Tòa nhà công nghệ cao (ATL) – Trường Đại học Cần Thơ, Khu II, Đường 3/2, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ

Website: https://sites.google.com/ctu.edu.vn/aml-ctu

Chức năng và nhiệm vụ 

Phòng thí nghiệm (PTN) vật liệu tiên tiến (Advanced Material Laboratory–AML) được xây dựng mới trong khuôn khổ dự án "Nâng cấp Trường Đại học Cần Thơ" sử dụng vốn vay ODA của chính phủ Nhật Bản. PTN vật liệu tiên tiến là nơi để thực hiện các nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu liên quan đến vật liệu nano và ứng dụng. Bên cạnh phục vụ chính cho cán bộ và sinh viên thuộc Bộ môn Công nghệ hóa học- Trường ĐH Cần Thơ, PTN vật liệu tiến tiến hướng đến thực hiện các hợp tác trong nước và quốc tế: trao đổi sinh viên quốc tế, giáo sư thỉnh giảng, thực hiện các dự án nghiên cứu quốc tế… nhằm nâng cao xuất bản phẩm và chuyển giao công nghệ.

Hướng nghiên cứu chính:

  • Tổng hợp vật liệu nano bằng phương pháp hóa học xanh
  • Điều chế sợi nano bằng phương pháp electrospinning
  • Ứng dụng vật liệu tiên tiến trong lĩnh vực pin mặt trời, pin lithium và xúc tác quang.
  • Tận dụng phế phẩm điều chế sản phẩm có giá trị nhằm nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp, thủy sản.

Trưởng phòng:

PGS.TS. Đoàn Văn Hồng Thiện

Email: 

dvhthien@ctu.edu.vn

Phòng thí nghiệm

Phòng 2.21 – Tầng 2 tòa nhà Công nghệ cao (ATL)

Văn phòng làm việc

 

Trang thiết bị chính 

Tên thiết bị

Chức năng

 

Electrospinning (Taiwan)

chế tạo sợi và hạt nano 

 

Keithley Source meter unit

đo I-V pin mặt trời

 

Solar simulator

mô phỏng ánh sáng mặt trời

 

Glove box

Buồng thao tác thí nghiệm có kiểm soát

 

Furnace 5L (1200 °C)

nung vật liệu 

 

Hydrothermal Synthesis Autoclave Reactor Teflon (50 mL x2)

thực hiện phản ứng thủy nhiệt