Trưởng phòng thí nghiệm INC Lab: TS. Nguyễn Văn Khanh (This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.)
PTN. PLC và IoT công nghiệp (PLC & Industrial IoT Lab) có tên viết tắt là PLC&IIoT Lab được thành lập vào 27/01/2021. Tính đến thời điểm hiện tại, PLC &IIoT Lab tại Bộ môn Tự động hóa, Đại học Cần Thơ được coi là một trong số các phòng thí nghiệm tự động hoá với trang thiết bị hiện đại nhất Việt Nam, bao gồm 6 bộ thí nghiệm tự động hoá cơ bản (S7-1200), 6 bộ nâng cao (S7-1200), 6 bộ điều khiển Servo V90 và S210, 1 bộ phát triển số hóa công nghiệp(CP 1243-7 LTE, CM1241, Antena).
1. Nhiệm vụ và mục tiêu
Nhiệm vụ:
- Hướng dẫn sinh viên lập trình trên bộ điều khiển logic khả trình cơ bản (S7-1200)
- Hướng dẫn sinh viên lập trình trên bộ điều khiển logic khả trình nâng cao (S7-1500)
- Hướng dẫn sinh viên lập trình điều khiển biến tần
- Hướng dẫn sinh viên lập trình điều khiển động cơ servo (cơ bản và nâng cao)
- Hướng dẫn sinh viên lập trình điều khiển màn hình HMI
- Hướng dẫn sinh viên lập trình điều khiển hệ SCADA
Mục tiêu:
- Dựa trên các trang thiết bị hiện có, sinh viên có thể tư duy để đưa ra các giải pháp tự động hóa nhà máy (Factory Automation Solutions) bằng cách thiết lập các hệ thống điều khiển phần cứng (cảm biến, bộ điều khiển logic khả trình, moduel truyền thông, đối tượng chấp hành), số hóa công nghiệp (industral digiatalization), công nghệ IoT công nghiệp, lập trình tối ưu hóa phần mềm điều khiển.
- Kết nối đào tạo cho nhân viên vận hành nhà máy của doanh nghiệp thông qua “Trung tâm đào tạo và chuyển giao công nghệ Tự động hóa-CTA” tại Bộ môn Tự động hóa, Đại học Cần Thơ hoặc tại nhà máy của doanh nghiệp (Liên hệ Trưởng Bộ môn tự động hóa TS. Nguyễn Hoàng Dũng: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it., 0918 755 755).
2. Cơ sở vật chất và trang thiết bị
- 06 Bộ KIT thí nghiệm điều khiển logic cơ bản (S7-1200)
- 06 Bộ KIT thí nghiệm điều khiển logic nâng cao (S7-1500)
- 1 Bộ KIT số hóa công nghiệp
3. Nội dung giảng dạy
3.1. Bậc Đại học
- PLC (CN406)
- Công nghệ IoT và ứng dụng (KC326)
3.2. Bậc Thạc sĩ và Tiến sĩ
- SCADA: Phân tích và thiết kế (CN615)
- IoT và Ứng dụng (CN908)
4. Định hướng nghiên cứu
- Xây dựng giải pháp tự động hóa và số hóa công nghiệp
- Phát triển các bộ thí nghiệm chuyên về tự động hóa cho các trường đại học, cao đẳng và trung cấp
- Giải pháp tự động hóa về môi trường và thủy sản
Trưởng phòng thí nghiệm INC Lab: TS. Nguyễn Hoàng Dũng (This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.)
PTN. Mạng công nghiệp và truyền thông (Industrial Networks and Communication Lab) có tên viết tắt là INC Lab được thành lập vào 31/12/2020. Tính đến thời điểm hiện tại, INC Lab tại Đại học Cần Thơ được coi là phòng thí nghiệm tự động hoá với trang thiết bị đầy đủ và hiện đại nhất Việt Nam, bao gồm 20 bộ thí nghiệm tự động hoá cơ bản (Micro 800), 19 bộ nâng cao (CompactLogix) cùng 1 mô hình thí nghiệm mô phỏng giải pháp tự động hoá cho nhà máy (Có cả hệ thống DCS và Redundancy)
1. Nhiệm vụ và mục tiêu
Nhiệm vụ:
- Hướng dẫn sinh viên lập trình trên bộ điều khiển logic khả trình cơ bản (Micro800)
- Hướng dẫn sinh viên lập trình trên bộ điều khiển logic khả trình nâng cao (CompactLogix)
- Hướng dẫn sinh viên lập trình điều khiển biến tần
- Hướng dẫn sinh viên lập trình điều khiển động cơ servo (cơ bản và nâng cao)
- Hướng dẫn sinh viên lập trình điều khiển màn hình HMI
- Hướng dẫn sinh viên lập trình điều khiển hệ SCADA
- Hướng dẫn sinh viên lập trình điều khiển hệ thống dự phòng (Redundancy)
- Hướng dẫn sinh viên lập trình điều khiển hệ thống điều khiển phân tán (DCS)
- Hướng dẫn sinh viên thiết lập mạng truyền thông công nghiệp
Mục tiêu:
- Dựa trên các trang thiết bị hiện có, sinh viên có thể tư duy để đưa ra các giải pháp tự động hóa (Factory Automation Solutions) bằng cách thiết lập các hệ thống điều khiển phần cứng (cảm biến, bộ điều khiển logic khả trình, đối tượng chấp hành, mạng truyền thông), số hóa công nghiệp (industral digiatalization), lập trình tối ưu hóa phần mềm điều khiển
- Kết nối đào tạo cho nhân viên vận hành nhà máy của doanh nghiệp thông qua “Trung tâm đào tạo và chuyển giao công nghệ Tự động hóa-CTA” tại Bộ môn Tự động hóa, Đại học Cần Thơ hoặc tại nhà máy của doanh nghiệp (Liên hệ Trưởng Bộ môn tự động hóa TS. Nguyễn Hoàng Dũng: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it., 0918 755 755).
2. Cơ sở vật chất và trang thiết bị
- 20 Bộ KIT thí nghiệm điều khiển logic cơ bản (Micro 800)
- 19 Bộ KIT thí nghiệm điều khiển logic nâng cao (CompactLogix)
- 1 Bộ KIT mô phỏng hoạt động của nhà máy dựa trên các kết nối mạng công nghiệp
3. Nội dung giảng dạy
3.1. Bậc Đại học
- Điều khiển logic khả trình (CN579)
- Mạng truyền thông công nghiệp (CN298)
3.2. Bậc Thạc sĩ và Tiến sĩ
- Mạng truyền thông công nghiệp nâng cao (CNT606)
4. Định hướng nghiên cứu
- Xây dựng giải pháp tự động hóa và số hóa công nghiệp
- Phát triển hệ thống nhúng các giải thuật thông minh vào PLC
- Phát triển giải pháp quản lý giao thông thông minh
5. Xuất bản phẩm
5.1. Giáo trình
Trần Thanh Hùng và Nguyễn Hoàng Dũng, 2012. Giáo trình PLC ứng dụng trong tự động hóa quá trình sản xuất, NXB Đại học Cần Thơ, 415 trang.
5.2. Tạp chí
[1]. Nguyễn Chí Hiếu và Nguyễn Hoàng Dũng, 2018. “Một giải pháp tưới và phun thuốc trừ sâu tự động cho vườn cây ăn trái.” Tạp chí khoa học và công nghệ nông nghiệp. Tập 2(3): 903-914.
Trưởng phòng: ThS. Trần Lê Trung Chánh
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Nhiệm vụ và mục tiêu
Nhiệm vụ:
- Phục vụ thực tập cho các học phần liên quan từ cơ bản đến nâng cao về đo đạc, lắp ráp và gia công chi tiết cho các môn học của sinh viên, học viên cao học chuyên ngành Kỹ thuật Điều khiển & Tự động hóa, Cơ điện tử, Kỹ thuật Điện tử và Kỹ thuật Điện – Điện tử.
- Hỗ trợ nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm các ý tưởng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và các sản phẩm của đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp về chuyên ngành Kỹ thuật Điều khiển & Tự động hóa, Cơ điện tử, Kỹ thuật Điện tử và Kỹ thuật Điện – Điện tử.
Mục tiêu:
- Phát triển lĩnh vực Tự động hóa, Điện tử, Cơ điện tử, Kỹ thuật điện và Cơ khí.
- Nghiên cứu, thiết kế và thử nghiệm các board mạch điện tử cho điều khiển tự động.
- Chuyển giao các sản phẩm khoa học kỹ thuật về điều khiển tự động
Cơ sở vật chất trang thiết bị (tóm tắt)
- Máy phay CNC Mini.
- Máy gia công khắc CNC dùng tia laser công suất nhỏ.
- Máy in 3D mini.
- Máy đo Oscilloscope Tektronix TDS2001C.
- Các dụng cụ cơ bản.
Nội dung giảng dạy
- Nội dung thực tập của các học phần liên quan đến Cơ cấu chấp hành cơ điện tử, Đồ án kỹ thuật điện tử, Nhập môn kỹ thuật, Kỹ thuật xung – số và Luận văn tốt nghiệp cho sinh viên, học viên cao học chuyên ngành Kỹ thuật Điều khiển & Tự động hóa, Cơ điện tử, Kỹ thuật Điện tử và Kỹ thuật Điện – Điện tử.
Hướng phát triển
- Nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm các ý tưởng sáng tạo, các hệ thống Kỹ thuật Tự động hóa.
- Phát triển các sản phẩm của đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp về Kỹ thuật Tự động hóa.
- Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực Kỹ thuật Tự động hóa.
Trưởng phòng: ThS. Nguyễn Khắc Nguyên
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Nhiệm vụ
- Phục vụ thực tập cho các học phần liên quan đến PLC, SCADA, Mạng công nghiệp và truyền thông… cho sinh viên, học viên cao học chuyên ngành Kỹ thuật Điều khiển & Tự động hóa, sinh viên ngành Kỹ thuật Cơ Điện Tử.
- Hỗ trợ nguồn lực về CSVC phục vụ cho NCKH của Giảng viên, Sinh viên và học viên cao học trong lĩnh vực Tự động hóa điều khiển, số hóa công nghiệp và quản lý năng lượng.
- Cơ sở vật chất trang thiết bị
- 01 Bộ thí nghiệm PLC Siemens S7-400 + 1 Bộ máy tính
- 10 Bộ thí nghiệm PLC Siemens S7-200 + 10 bộ máy tính
- 01 Bộ kit thực hành Biến tần ATV303 của Schneider
- 05 Module thí nghiệm PLC Schneider + 06 bộ máy tính
- 10 Bộ kit thực hành đa năng MCU
- 05 Bộ kít thực hành mạch điện tử cơ bản
- Tổ chức giảng dạy thực hành các học phần
- PLC
- SCADA
- Mạng công nghiệp và truyền thông
- Đo lường và điều khiển bằng máy tính
- Kỹ thuật vi điều khiển
- Đồ án, luận văn tốt nghiệp, . . .
- Hướng phát triển
- Nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm các ý tưởng sáng tạo, các hệ thống điều khiển tự động.
- Phát triển các sản phẩm của đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp về kỹ thuật điều khiển tự động, cơ điện tử, Tự động hóa công nghiệp và quản lý năng lượng.
- Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực tự động hóa công nghiệp, Cơ điện tử, Hệ thống nhúng, truyền thông công nghiệp.
- Hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
-
Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội đồng đánh giá luận án Tiến sĩ cấp Trường
🎓 Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội đồng đánh giá luận án Tiến sĩ cấp Trường Nghiên cứu sinh: Nguyễn Phước Lộc (Khóa 2019 - đợt 2) Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Chánh Nghiệm Thời gian: 8 giờ, ngày 14/06/2025 Địa điểm: Phòng chuyên đề Tiến sĩ -...
-
Đăng ký tham dự Seminar và tuyển dụng - Cty Faraday về Thiết kế Vi mạch
Hiện tại, kế hoạch Cty Faraday sẽ mở văn phòng tại Tp. Cần Thơ và có kế hoạch tuyển dụng nhân sự cho văn phòng tại đây trong năm 2024. Tìm hiểu thêm về Cty Faraday (chuyên về thiết kế ASIC và IP silicon) tại website: https://www.faraday-tech.com/en/c...
- CÔNG TY TNHH Connexus thông báo tuyển dụng
- Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam tổ chức tuyển dụng lao động vào các vị trí sau:
- Sinh viên Trường Bách khoa, Trường đại học Cần Thơ chế tạo sào phơi đồ tự động
- Thông tin tuyển sinh Khoa Tự động hóa - Trường Bách Khoa - CTU năm 2024
- Hội thảo lấy ý kiến các bên liên quan về việc mở ngành đào tạo Kỹ thuật y sinh trình độ đại học đã thành công tốt đẹp